Hiện nay, một số công trình có quy mô lớn yêu cầu phải xin giấy phép xây dựng mới có thể thi công. Vậy, trường hợp công trình xây dựng mà không có giấy phép thì bị xử lý thế nào?

  • Tổng hợp 10 mẫu giấy phép xây dựng và điều kiện cấp

Xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị xử lý thế nào?

Xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị xử lý thế nào? (Hình từ internet)

1. Công trình bắt buộc có giấy phép xây dựng

Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định các công trình phải xin cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:

– UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014. UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

– UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì UBND cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

2. Mức phạt hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng

Theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt đối với tổ chức có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng như sau:

– Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

– Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

– Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

– Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi vi phạm.

– Đối với hành vi quy định khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP mà đang thi công xây dựng phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức.

Như vậy, tổ chức có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng trong hạng mục bắt buộc phải có giấy phép thì có thể bị phạt tiền lên đến 140 triệu đồng.

Gọi điện thoại
0963.242.559
Chat Zalo